Tin mới
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 4/10: Cơ hội nào cho xuất khẩu Việt Nam những tháng cuối năm?

Dịch Covid -19 cơ bản được khống chế sẽ tạo thuận lợi cho phục hồi kinh tế, gia tăng xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó có hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Tờ Đầu tư có bài: “Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cuối năm vẫn lớn, xuất khẩu có cơ hội”.

Nhận định về sức cầu hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong quý cuối của năm 2022, bài báo dẫn thông tin từ Bộ Công thương cho biết: "Tiêu dùng hàng hóa ở những thị trường là đối tác lớn của Việt Nam tuy có chậm lại, nhưng chưa giảm mạnh sẽ tác động thuận lợi đến sản xuất, xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong thời gian tới".

Dịch Covid -19 cơ bản được khống chế trên phạm vi toàn cầu sẽ tạo thuận lợi cho thúc đẩy phục hồi kinh tế, gia tăng xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó có hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; nhu cầu tiêu dùng của thị trường thế giới sẽ tăng trong dịp cuối năm.

“Việc các nước EU cắt giảm sản xuất đối với một số mặt hàng công nghiệp nặng, hóa chất, phân bón, thép... (do chi phí năng lượng tăng cao) và nhiều nước hạn chế xuất khẩu lương thực để ổn định trong nước là cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này” – bài báo cho biết.

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 4/10: Cơ hội nào cho xuất khẩu Việt Nam những tháng cuối năm?
Tiêu dùng hàng hóa ở những thị trường là đối tác lớn của Việt Nam tuy có chậm lại, nhưng chưa giảm mạnh sẽ tác động thuận lợi đến sản xuất, xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong thời gian tới

Liên quan đến lĩnh vực năng lượng, tờ Năng lượng Việt Nam có bài: “Kinh nghiệm quốc tế khi chuyển từ FIT sang đấu thầu năng lượng tái tạo”.

Theo bài báo, để hướng tới mục tiêu trung hòa carbon nhằm giữ nhiệt độ tăng dưới 2 độ C, năng lượng tái tạo trở thành ngành “điểm nhấn”. Nhằm hậu thuẫn cho nguồn năng lượng này phát triển, cơ chế giá FIT (biểu giá điện hỗ trợ) ra đời. Nhưng khi FIT hết hạn, đấu thầu rộng rãi từng vòng sẽ được thế chân. Trên cơ sở đó, Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật kinh nghiệm đã được một số quốc gia thực hiện thành công sau khi FIT chấm dứt.

Cụ thể, tại Đức, trước khi giá FIT kết thúc, quốc gia này đã nhiều lần đưa ra những thay đổi quan trọng vào năm 2004, 2009 và 2012. Một số thay đổi lớn gồm có Đạo luật về các nguồn năng lượng tái tạo (năm 2000). Sự thành công của điện mặt trời ở Đức khiến giá điện giảm tới 40% trong thời gian sản lượng cao điểm, tiết kiệm được từ 520 triệu Euro đến 840 triệu Euro cho người tiêu dùng.

Tờ Hà Nội mới có bài:Việt Nam đầu tư 10 công nghệ năng lượng”. Theo bài báo, trong giai đoạn 2021-2030, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đầu tư cho 10 công nghệ năng lượng, bao gồm: Công nghệ tiên tiến trong thăm dò, thu hồi dầu và khí; công nghệ quang điện mặt trời; công nghệ tua bin gió tiên tiến; công nghệ năng lượng địa nhiệt; công nghệ năng lượng đại dương và năng lượng sóng; công nghệ năng lượng hydrogen; công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến; công nghệ thủy điện tích năng; công nghệ lưới điện thông minh; kỹ thuật tiên tiến về bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, tài nguyên và môi trường.

Các công nghệ này được lựa chọn dựa trên chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hướng tới cam kết giảm phát thải khí nhà kính về 0 (Net Zero). Những định hướng này sẽ được triển khai thành 5 nội dung chính, từ đó hình thành các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy mô lớn với sự tham gia của các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp tiên phong trong từng lĩnh vực năng lượng.

Tờ Công an nhân dân có bài: “Bóc gỡ nhiều đường dây buôn lậu, gian lận thương mại ở Yên Bái”. Theo bài báo, sau khi dịch bệnh Covid-19 được khống chế, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa đã hoạt động trở lại bình thường, kéo theo đó là thực trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói riêng có những diễn biến phức tạp, các đối tượng hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn mới và tinh vi hơn.

Điển hình như vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố Yên Bái. Theo đó, ngày 4/9/2022, tại khu vực tổ dân phố Phúc Yên, phường Hồng Hà, TP. Yên Bái, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an tỉnh Yên Bái phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 2, thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh tiến hành kiểm tra xe ôtô mang BKS 29H-73865 do ông Nguyễn Văn Phúc, trú ở tổ 3, phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ điều khiển.

Tại đây, tổ công tác đã phát hiện trên xe có hơn 7.000 chiếc bánh các loại và hơn 400 gói kẹo dẻo không có hóa đơn, chứng từ. Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản, di chuyển phương tiện cùng toàn bộ số hàng hóa trên xe về trụ sở Đội Quản lý thị trường số 2 để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết