Tin mới
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Động lực nào cho bất động sản nghỉ dưỡng tan băng vào cuối năm?

Thị trường bất động sản nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng có thời gian ảm đạm kéo dài. Tuy nhiên, nửa cuối năm 2024, phân khúc này được các doanh nghiệp nhận định có những dấu hiệu khởi sắc.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, giá vé máy bay trên các chặng nội địa chính và du lịch đang giảm dần. Cụ thể, trong tháng 6, giá vé tương đương từ 13-80% mức giá tối đa trên các chặng bay. Từ ngày 10/6, hãng hàng không Vietjet cũng sẽ tăng loạt chuyến bay đêm trên nhiều đường bay. Bên cạnh đó, các hãng sẽ tăng tần suất trên các đường bay quốc tế để đáp ứng nhu cầu đi lại trong cao điểm hè. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi gia tăng sự lựa chọn cho hành khách.

Du lịch tạo đà cho bất động sản nghỉ dưỡng

Tại thời điểm giá vé may bay trong nước ở mức giá cao, du khách đã đổi hành trình sang các nước lân cận như Thái Lan, Trung Quốc…với đa dạng tour du lịch giá thành hợp lý hơn.Trong bối cảnh đang vào cao điểm mùa hè, đặc biệt là dịp nghỉ lễ 2/9 sắp tới, nhu cầu du lịch tăng cao. Giá vé hạ nhiệt bình ổn giá so với tăng trần hồi tháng 3 sẽ là giải pháp kịp thời, thiết thực, kích cầu ngành du lịch nội địa. Đây được kỳ vọng sẽ là bước ngoặt để phá tan sự ảm đạm kéo dài của Bất động sản nghỉ dưỡng trong những năm qua

-9747-1718002798.jpg

Năm 2024 đẩy mạnh kích cầu du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng có cơ hội cải thiện khoảng 20%.

Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề xuất và đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính kịp thời báo cáo với cấp có thẩm quyền để xem xét ban hành các chính sách hỗ trợ giảm giá phí điều hành khai thác tại các sân bay, góp phần hạ giá tour.

Bộ cũng đề nghị các doanh nghiệp lữ hành tối ưu hóa trong chương trình tour, xây dựng điểm đến linh hoạt, có thể kết nối xây dựng gói sản phẩm kích cầu du lịch, có sự hỗ trợ lẫn nhau để hạ giá thành. Nắm bắt xu hướng của du khách, nhiều điểm đến cũng đã tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm tạo cầu nối kích cầu.

Trở lại với những khó khăn của thị trường bất động sản, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam dự báo, nguồn cung BĐS du lịch, nghỉ dưỡng năm 2024 có cơ hội cải thiện khoảng 20%, lượng giao dịch bất động sản nghỉ dưỡng sẽ tăng khoảng 30% so năm 2023. Trong đó, căn hộ biển là điểm nhấn của phân khúc.

Những dự báo trên không phải không có lý, nhất là khi năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 110 triệu lượt khách nội địa. Đáng chú ý, du khách cập cảng Nha Trang, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Huế... tăng mạnh, đây là các địa phương đã và đang phát triển mạnh du lịch nghỉ dưỡng, tạo lực đẩy cho phân khúc này tăng trưởng.

Rõ ràng, sự song hành của ngành du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng là không thể tách rời. Bởi, bản chất Bất động sản nghỉ dưỡng là mô hình bất động sản được xây dựng tại khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, bao gồm biệt thự trên đồi, biệt thự biển, căn hộ khách sạn, mini hotel, shophouse… được xây dựng nên với mục đích phục vụ khách du lịch, cung cấp dịch vụ lưu trú, thương mại.

Giải pháp bền vững

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển trong tương lai với sự hỗ trợ từ nhu cầu du lịch tăng cao và sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, các chủ đầu tư cần chú trọng vào tầm nhìn dài hạn, quy hoạch và phát triển dự án, bảo vệ, tôn trọng cảnh quan tự nhiên và không ngừng cải tiến, nâng cấp dịch vụ, bắt kịp xu thế thời đại.

Cùng với việc cung cấp một môi trường thuận lợi cho du lịch và nghỉ dưỡng, các chủ đầu tư cần nỗ lực để thích nghi với xu hướng mới, đem tới trải nghiệm mới, sản phẩm tiếp cận với nhu cầu thực tế của khách hàng. Đồng thời, cần đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của các loại khách hàng khác nhau, từ biệt thự biển sang trọng đến căn hộ nghỉ dưỡng tiện ích.

Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên, các nhà đầu tư nên đánh giá tính hợp lý về vị trí, giá bán hiện tại liệu đã tương xứng nhau chưa mới nên quyết định xuống tiền mua đất nền hoặc ngay cả các bất động sản khác.

Hơn nữa, những người đang có dự định mua đất nền cần tìm hiều tính pháp lý của mảnh đất, các thông tin quy hoạch xây dựng hạ tầng sao chuẩn xác và đặc biệt là chuẩn bị lộ trình chi trả tiền mua đất một cách cẩn thận, để tránh các trường hợp rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính.

Nghị định số 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ vướng mắc pháp lý kéo dài một thời gian về việc cấp “sổ hồng” cho một số loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, như: Căn hộ du lịch (condotel), căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú (officetel). Theo đó, nhiều Bộ, ngành chức năng đã soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn để đưa chính sách trên vào cuộc sống.

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành công văn gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố yêu cầu rà soát việc cấp “sổ hồng” cho các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng trên theo đúng quy định. Bên cạnh đó, lĩnh vực bất động sản xanh đang xu thế toàn cầu trong vài năm trở lại đây và là xu thế của tương lai. 

Mặt khác, các doanh nghiệp bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sau thời gian tìm hướng đi đã cơ cấu lại định hướng phát triển phân khúc này phù hợp với thị trường thay vì đơn thuần cung cấp sản phẩm căn hộ khách sạn, các chủ đầu tư đã bắt đầu chuyển đổi công năng sản phẩm tích hợp các yếu tố văn hóa địa phương, đặc trưng cộng đồng, thiên nhiên. Điều này sẽ gia tăng hoạt động trải nghiệm ý nghĩa, thú vị cho du khách. Tăng cường hướng trọng tâm quảng bá nền văn hóa, truyền thống kỳ quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế mọi châu lục.

Những phân tích trên cho thấy, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang có những tín hiệu tích cực, điều này sẽ giúp thị trường này sớm trở lại sôi động trong thời gian tới.

Thanh Ngọc


Tác giả: Du lịch tạo đà cho bất động sản nghỉ dưỡng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết