Tin mới
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình: Đưa gấu về môi trường bán hoang dã

Không còn cảnh bị đè ra hút mật, những chú gấu khi đưa về Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình được tự do leo trèo, bơi lội trong môi trường bán hoang dã.

Với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của tổ chức FOUR PAWS quốc tế, Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình được xây dựng năm 2016 tại xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Hiện Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình đang nuôi dưỡng và chăm sóc cho 49 cá thể gấu. Đây đều là những cá thể gấu được giải cứu từ các hộ gia đình nuôi nhốt để lấy mật hoặc tiếp nhận từ các vụ buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép, hướng đến mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn nạn nuôi nhốt gấu tại Việt Nam.

Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình: Đưa gấu về môi trường bán hoang dã

Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình đang nuôi dưỡng và chăm sóc cho 49 cá thể gấu (ảnh: © FOUR PAWS)
Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình: Đưa gấu về môi trường bán hoang dã
Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình, đưa gấu về môi trường bán hoang dã (ảnh: © FOUR PAWS)
Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình: Đưa gấu về môi trường bán hoang dã
Các chú gấu được cách ly 3 tuần (ảnh: © FOUR PAWS)

Các cá thể gấu tại Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình được đảm bảo điều kiện sống phù hợp nhất với loài, chăm sóc để dần phục hồi lại bản năng tự nhiên. Mỗi cá thể gấu đều được kiểm tra sức khỏe và điều trị thú y ngay từ những ngày đầu tiên khi về đến Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình. Các chú gấu được cách ly 3 tuần để kiểm dịch và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ thú y, làm quen với chế độ ăn uống.

Khó khăn nhất đối với cán bộ làm công tác cứu hộ bảo tồn là phải quan sát, tìm hiểu tính cách, hành vi của từng cá thể để đưa ra phương pháp chăm sóc phù hợp và hiệu quả để chúng phục hồi lại được bản năng tự nhiên. Khi đó, mỗi cá thể có thể tự do lựa chọn ra vào không gian trong nhà gấu hoặc sân chơi bán tự nhiên với địa hình gần với thiên nhiên. Các chú gấu được tự do hoạt động ngoài trời. Trong nhà, gấu có thể lựa chọn bơi lội trong hồ, leo trèo lên các bậc sàn cao, tắm nắng ngoài bãi cỏ, chơi đùa cùng nhau, tìm kiếm thức ăn, hay trốn vào những nơi khuất để thư giãn.

Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình: Đưa gấu về môi trường bán hoang dã

Môi trường mới đảm bảo điều kiện sống phù hợp nhất với loài (ảnh: © FOUR PAWS)
Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình: Đưa gấu về môi trường bán hoang dã
Giúp chúng phục hồi lại được bản năng tự nhiên (ảnh: © FOUR PAWS)
Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình: Đưa gấu về môi trường bán hoang dã
Gấu có thể lựa chọn bơi lội trong hồ (ảnh: © FOUR PAWS)

Để đưa hình ảnh cá thể gấu đến gần hơn với người dân, từ năm 2019, Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình bắt đầu thử nghiệm mô hình du lịch bền vững kết hợp giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn. Du khách khi đến với Cơ sở sẽ có dịp được chứng kiến tận mắt sự phục hồi nhanh chóng của những cá thể từng bị thương tổn bởi nạn nuôi nhốt gấu lấy mật, đời sống của các cá thể tại khu bán tự nhiên và công tác chăm sóc gấu tại Cơ sở. Với công trình cầu trên đường và triển lãm về gấu đầu tiên tại Việt Nam, du khách mọi lứa tuổi có thể nhìn toàn cảnh khu bán tự nhiên với các cá thể gấu tự do leo trèo, bơi lội và chơi đùa.

Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình: Đưa gấu về môi trường bán hoang dã

Du khách tham gia mô hình du lịch bền vững kết hợp giáo dục nâng cao nhận thức tại Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình
Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình: Đưa gấu về môi trường bán hoang dã
Các chú gấu vui đùa cùng nhau
Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình: Đưa gấu về môi trường bán hoang dã
Ngoại hình của các chú gấu thay đổi hắn (ảnh: © FOUR PAWS)

Quan sát các cá thể gấu đi lại, khám phá tìm hiểu kiến thức ăn trong khuôn viên bán hoang dã ít ai biết được những cá thể này đã phải trải qua quãng thời gian dài bị nuôi nhốt lấy mật. Anh Minh Hiếu đến từ quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ, trước đây tôi đã từng được một người bạn rủ đến huyện Phúc Thọ (Hà Nội) xem hút mật gấu. Những chú gấu thời đó, ăn, uống, ngủ. nghỉ vận động trong một lồng sắt 2 mét vuông. Vì nuôi nhốt và khai thác lấy mật nên những chú gấu ở đây hầu như không còn sức sống, đôi mắt lờ đờ, lông khô cứng dựng ngược. Mỗi lần khai thác mật chúng bị bắn một liều thuốc tê, trói chân tay lại, dùng đầu dò của máy siêu âm di di trên lồng ngực tìm vị trí của túi mật sau đó chọc ống tiêm vào hút mật ra. Mỗi tháng một lần hút mật như thế, nếu không được giải cứu, những chú gấu này sẽ bị hút cho đến khi kiệt sức và chết.

Anh Minh Hiếu rất bất ngờ khi chứng kiến những chú gấu đó sau khi được giải cứu đến với Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình được vui chơi, leo trèo trong môi trường bán tự nhiên. Ngoại hình của các chú gấu thay đổi hắn, sạch sẽ, lông bóng mượt, đặt biệt đôi mắt vui tươi tinh nghịch chơi đùa khác hẳn với ảnh mắt mệt mỏi và cam chịu như trước đây.

Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình: Đưa gấu về môi trường bán hoang dã

Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình: Đưa gấu về môi trường bán hoang dã

Các em nhỏ hào hứng tìm hiểu về các loài gấu trong khu bảo tồn (ảnh: © FOUR PAWS)

Đến với Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình, cháu Hà Linh từ tỉnh Nam Định rất hào hứng khi được, chiêm ngưỡng và tìm hiểu về các loài gấu trong khu bảo tồn. Cháu có cơ hội nhìn thấy những cá thể gấu từng bị lạm dụng chích hút mật hiện đang sống cuộc sống của của loài, nghe kể những câu chuyện và hình ảnh trước đây của các cá thể gấu này. Cháu rất vui khi giờ đây tận mắt chứng kiến những khoảng khắc đáng yêu dễ thương của các bạn gấu đang hòa mình với thiên nhiên và được bảo vệ chăm sóc trong tình yêu thương của Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình.

Có thể thấy, việc đưa hình ảnh các cá thể gấu của Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình đến gần hơn với du khách là những tác động tích cực nhất trong việc nâng cao nhận thức, qua đó góp phần chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật và bảo vệ quần thể gấu ngoài tự nhiên.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết