10 tháng năm 2021, dù ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng vẫn có trên 93.000 doanh nghiệp thành lập mới. Số lượng DNTN đang hoạt động cũng tăng đáng kể, ví dụ năm 2011 có khoảng 325.000 DNTN hoạt động thì sang năm 2019 đã tăng lên 647.000 doanh nghiệp. Quy mô vốn sản xuất, kinh doanh của DNTN cũng tăng mạnh, từ 6.875 nghìn tỷ đồng vào năm 2011 lên đến 24.024,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2019, tăng gấp 3,5 lần…
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có được những kết quả trên là nhờ chủ trương phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) gắn liền với quá trình chuyển đổi nền kinh tế của Đảng và Nhà nước những năm qua. Thể chế hóa các chủ trương đó, nhiều chính sách thúc đẩy phát triển, nâng cao năng lực của khu vực KTTN được ban hành và hoàn thiện như: Quyền tự do kinh doanh, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tận dụng tiềm năng, cơ hội để kinh doanh phát triển; cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho gia nhập thị trường theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục; cải cách doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh tạo dư địa, không gian và cơ hội kinh doanh cho khu vực KTTN đầu tư nâng cao năng lực.
Mặc dù đã có những cải thiện tích cực, song theo các chuyên gia, năng lực của khu vực KTTN còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vai trò và kỳ vọng. Để nâng cao năng lực của khu vực KTTN, trước mắt cần tập trung vào các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động; đảm bảo điều kiện để "sống chung" với đại dịch. Đồng thời, tập trung các giải pháp tháo gỡ những khó khăn về dòng tiền; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận khoản vay mới khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Cụ thể, số lượng DNTN trong Top doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tăng qua các năm, trong đó đã có những doanh nghiệp, doanh nhân vươn tầm khu vực và thế giới. |
Chu Huỳnh