Quang cảnh Hội nghị trực tuyến. |
Vùng sản xuất Rau tập trung tại thành phố và các huyện: Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Quan, Bình Gia có xu hướng mở rộng diện tích các loại rau đặc sản, có giá trị kinh tế của tỉnh (ngồng cải bắp, cải ngồng hoa vàng, rau bò khai,...) 3.000ha, tổng giá trị sản phẩm rau thu được ước đạt khoảng 1.000 tỷ đồng, giá trị trung bình của 01ha rau ước đạt 135 triệu đồng/ha.
Vùng sản xuất Hồng tại các huyện: Văn Lãng, Cao Lộc với diện tích 1.700ha, sản lượng đạt 6.000 tấn, giá trị ước đạt khoảng 120 tỷ đồng/năm.Vùng cây Thạch đen tại các huyện: Tràng Định, Bình Gia, diện tích trên 3.000 ha, sản lượng ước đạt 10.000 tấn, giá trị đạt khoảng 250 tỷ đồng/năm.
Na Chi Lăng ( Lạng Sơn). |
Vùng sản xuất Quýt tại các huyện: Tràng Định, Bình Gia, Bắc Sơn với diện tích 1.400ha, giá trị thu được gần 100 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, còn có các vùng nguyên liệu tập trung như: vùng trồng khoai tây, khoai lang tại Lộc Bình, Cao Lộc, Chi Lăng; vùng trồng hồng Bảo Lâm, Vành Khuyên tại Cao Lộc, Văn Lãng; vùng trồng đào cảnh tại Thành phố, Cao Lộc, Hữu Lũng, Bắc Sơn, Lộc Bình.
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu, các sản phẩm nông sản của tỉnh Lạng Sơn đã được cấp mã số vùng trồng cho 12,18ha chuối tại Văn Lãng, 40ha Na tại Chi Lăng; 60ha thạch đen tại huyện Tràng Định, sáu tháng cuối năm 2021 tiếp tục triển khai hỗ trợ cấp mã số cho 115 vùng trồng thạch đen tại các huyện Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng.
Tại Hội nghị đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông sản tỉnh Lạng Sơn với chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội về việc bao tiêu sản phẩm.
Đây là một hoạt động đồng hành cùng các địa phương của Bộ NôN&PTNT nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.