Tin mới
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hà Nội: Thông qua 9 nhóm giải pháp phòng chống cháy nổ đối với chung cư mini

Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI đã thống nhất 9 giải pháp tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy.

Sáng 22/9, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức kỳ họp 13 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét thông qua một số nội dung, trong đó có Nghị quyết về hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do vụ cháy chung cư mini tại số 37, ngách 29/70, phố Khương Hạ, phường Khương Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đêm 12/9 vừa qua.

Theo đó, trước tình hình phức tạp của cháy nổ, đặc biệt là vụ cháy gần nhất xảy ra trên địa bàn quận Thanh Xuân, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 20/9/2023 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

Theo Chỉ thị này, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm lãnh đạo việc cụ thể hóa các chỉ đạo của Thành ủy để ban hành các nghị quyết của HĐND thành phố về các biện pháp, cơ chế, chính sách, dành nguồn lực đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của thành phố theo thẩm quyền; tiếp tục tăng cường giám sát việc chấp hành pháp luật và chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Hà Nội: Đề xuất hỗ trỡ 9,26 tỷ đồng tới các nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức kỳ họp 13, sáng 22/9

Thực tế trong thời gian qua, việc tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn đã được Thành phố rất quan tâm, có nhiều chỉ đạo; ưu tiên bố trí nguồn lực, kinh phí mua sắm trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và ban hành Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND trong đó quy định một số mức chi đặc thù hỗ trợ kinh phí cho các chức danh đội dân phòng tại các thôn, tổ dân phố. Đây là lực lượng quan trọng để tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ sở.

Bên cạnh các cơ chế, chính sách cơ quan dân cử Thành phố cũng đã có nhiều đợt giám sát, chất vấn, tiếp xúc cử tri chuyên đề về công tác phòng cháy chữa cháy, tuy nhiên vẫn còn vụ việc đáng tiếc xảy ra, do đó trên cơ sở tình hình thực tiễn, cụ thể hóa chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, tại kỳ họp này, HĐND xem xét để ban hành Nghị quyết nhằm tăng cường mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa các biện pháp phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới.

Để tăng cường các biện pháp tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn Hà Nội được HĐND Thành phố thông qua có đánh giá kỹ về kết quả, đặc biệt là những hạn chế trong công tác PCCC trên địa bàn thành phố, đồng thời đề ra 9 nhóm biện pháp chủ yếu, trong đó có những biện pháp ngay trước mắt cũng như thời gian tiếp theo để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trên địa bàn.

Theo đó, tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua nghị quyết về các biện pháp tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trên địa bàn thành phố với 9 nhóm giải pháp tại kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề) sáng 22/9.

Một là, tiếp tục hoàn thiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.

Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, cần thiết, hằng ngày.

Các sở, ban, ngành thành phố, chính quyền các địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nội dung, hình thức, phương pháp đa dạng, thiết thực, hiệu quả.

Hà Nội: Đề xuất hỗ trỡ 9,26 tỷ đồng tới các nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Hà Nội thông qua Nghị quyết về 9 nhóm biện pháp phòng chống cháy nổ, đặc biệt đối với chung cư mini.

Trong giai đoạn này đặc biệt tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo an toàn phòng cháy, chữa cháy đến các hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp kinh doanh sản xuất và các cơ sở trên địa bàn về biện pháp thoát nạn, phòng ngừa cháy nổ.

Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để chủ động phát hiện và loại trừ những nguy cơ dẫn đến cháy, nổ, sự cố, tai nạn.

Ba là, tăng cường xây dựng phong trào và nhân rộng các mô hình bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các khu dân cư, hộ gia đình, các địa bàn, cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao.

Bốn là, lập tức triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế các vụ cháy, nổ lớn, nhất là ở các nơi có nguy cơ cháy, nổ cao như: các khu dân cư, hộ gia đình, chung cư, nhà cao tầng, chung cư mini, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, hoạt động vui chơi, giải trí, karaoke, vũ trường, chợ, trung tâm thương mại, nơi tập trung đông người, khu, cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống; rừng.

Người đứng đầu chính quyền các cấp thành phố, cơ quan, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình.

Năm là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các điều kiện bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhất là các đối tượng nguy cơ cháy, nổ cao.

Xử lý dứt điểm các công trình không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy được đưa vào hoạt động trước khi Luật phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực thực hiện theo Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố; các công trình vi phạm về trật tự xây dựng, chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy theo quy định nhưng đã đưa vào hoạt động trên địa bàn thành phố.

Sáu là, tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ; trong đó, tập trung các nguồn lực để xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về PCCC và cứu nạn, cứu hộ (giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo sự cố, tai nạn...).

Đồng thời, chú trọng nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch, phương án PCCC và cứu nạn, cứu hộ, nhất là tại các địa bàn, công trình trọng điểm quốc gia, khu đô thị, khu nhà ở, khu công nghiệp, khu thương mại có nguy cơ cháy, nổ cao, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Bảy là, tiếp tục nghiên cứu, có chế độ chính sách thiết thực để động viên cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ bảo đảm phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tám là, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiện đại, phù hợp với tình hình, sự phát triển của đất nước. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Chín là, khuyến khích xã hội hóa đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Huy động mọi nguồn lực hợp pháp (trong đó có hợp tác công tư, xã hội hóa) để mua sắm trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Cũng cần phải nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích xã hội hóa đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết