Tin mới
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng: Cải thiện nhờ đa dạng hóa bữa ăn

Để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ, biện pháp lâu dài và cơ bản, có tính bền vững cao là cải thiện chất lượng bữa ăn, sao cho khẩu phần ăn cung cấp đầy đủ, cân đối nhu cầu về mặt dinh dưỡng.

Thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở nước ta

Theo thống kê, Việt Nam hiện nay đang đối mặt với thách thức về tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi. Kết quả điều tra tình trạng thiếu một số vi chất dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em 6-59 tháng tuổi năm 2014-2015 cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ dưới 5 tuổi là 13%, có sự chênh lệch giữa các vùng, một số địa phương miền núi tỷ lệ này lên tới 16,1%, tỷ lệ vitamin A trong sữa mẹ thấp ở mức 34,8%. 80,3% phụ nữ có thai, 63,6% phụ nữ tuổi sinh đẻ và 69,4% trẻ  dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm...

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam còn cao nhưng đã giảm thấp hơn hầu hết các nước ở khu vực châu Á và hiện nay còn cao hơn các nước như Malaysia, Thái Lan, Singapore, Irắc và Srilanka. Chiều cao trung bình của nam và nữ nước ta là 1,64m và 1,55m thấp hơn các nước phát triển như Trung Quốc (1,70m và 1,59m), Nhật Bản (1,72m và 1,58m) Singapore (1,71m và 1,60m). Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân chính dẫn đến chiều cao thấp ở thanh niên nước ta. Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tới sự phát tiển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn.

tinh trang thieu vi chat dinh duong cai thien nho da dang hoa bua an
Cần bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ thường xuyên

Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng nhờ đa dạng hóa bữa ăn

ThS. Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng của Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng 2011-2020, với các giải pháp: Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng có nguy cơ cao là một giải pháp cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng; Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là giải pháp trung hạn; Đa dạng hóa bữa ăn là biện pháp cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng lâu dài và bền vững.

Tuyên truyền và giáo dục cho người tiêu dùng có nhu cầu tiêu thụ và biết lựa chọn đối với các thực phẩm tăng cường vi chất là điều kiện để thực hành thành công công tác phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào các thực phẩm thiết yếu là biện pháp đơn giản, có hiệu quả và dễ đạt độ bao phủ bền vững để giảm thiểu sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Mỗi bữa ăn nên cung cấp đủ các chất thiết yếu, không cần phải nhiều nhưng phải có hiệu quả. Bổ sung đủ rau xanh, hoa quả tươi, các loại thịt, động vật có vỏ … để bữa ăn của bạn thực sự chất lượng, cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

tinh trang thieu vi chat dinh duong cai thien nho da dang hoa bua an

Các vi chất dinh dưỡng bao gồm:

-  Sắt: ngăn ngừa thiếu máu, duy trì sự phát triển nhận thức và thể chất.

-  Kẽm: tăng trưởng và phát triển, hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.

-  Vitamin A: cho sức khỏe, tăng trưởng và phát triển của mắt.

-  Iốt: cho xương chắc khỏe, phát triển trí não và hormone tuyến giáp khỏe mạnh.

Bên cạnh đó còn có các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác mà chúng ta không nên bỏ qua:

-  Vitamin C: giúp cơ thể hình thành collagen (là protein chính được sử dụng làm mô liên kết trong cơ thể) trong các mạch máu, xương, sụn và cơ bắp. Những thực phẩm cung cấp vitamin C tốt: cam, ổi, kiwi, dâu tây, bông cải xanh, khoai lang, súp lơ…

-  Vitamin D: Cơ thể bạn cần vitamin D để có thể hấp thụ canxi thúc đẩy sự phát triển của xương và duy trì xương, răng chắc khỏe. Người trưởng thành trung bình cần 600 IU vitamin D mỗi ngày. Người cao tuổi (từ 70 tuổi trở lên) cần 800 IU mỗi ngày. Hầu hết mọi người nhận được một số mức vitamin D thông qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Các loại thực phẩm có nguồn vitamin D: cá hồi, cá ngừ, sữa chua, phomai …

-  Vitamin B:  rất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và một loạt các chức năng khác của cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các enzym, protein điều tiết các phản ứng hóa học trong cơ thể, rất quan trọng trong chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và các chất cần thiết khác. Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B: thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, rau xanh, các loại hạt …

-  Thực phẩm cung cấp kẽm không thể bỏ qua: nấm, các loại hạt, ngũ cốc, thịt, cua, sò, tôm… Thực phẩm giúp bổ sung sắt như: khoai lang, khoai tây, đậu xanh, cá ngừ, nghêu…


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết