Tin mới
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo “Giải pháp điện toàn diện và bền vững”: Tìm giải pháp vận hành điện bền vững

Tại hội thảo “Giải pháp điện toàn diện và bền vững”, các chuyên gia đã cùng thảo luận và đưa ra những giải pháp tối ưu cho hệ thống vận hành điện.

Sáng ngày 14/10 tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo “Giải pháp điện toàn diện và bền vững” do CHINT Global Việt Nam tổ chức.

Toàn cảnh Hội thảo “Giải pháp điện toàn diện và bền vững”

Theo đó, những năm vừa qua, Việt Nam là nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, và nhu cầu về điện tiếp tục mở rộng. Năng lượng tái tạo đang trở thành một phương thức quan trọng để giải quyết sự chênh lệch về điện năng. Đối với nước ta, để phù hợp với xu hướng chuyển đổi năng lượng toàn cầu và đạt được khả năng tự cung tự cấp năng lượng, năng lượng mới đã trở thành một lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ phát triển của chính quyền địa phương. Cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt của Việt Nam đạt 8 GW, trở thành thị trường nóng cho phát triển năng lượng mới toàn cầu.

Bên cạnh đó, tồn tại nhiều thách thức khi vấn đề biến đổi về khí hậu và thời tiết dẫn đến những khó khăn trong việc tìm kiếm và khai thác các nguồn năng lượng cùng nhiều yếu tố khác đã cản trở các nhà đầu tư từ nước ngoài gia nhập vào thị trường.

Với tình hình hiện tại, nguồn năng lượng được tiêu thụ qua các năm vẫn ở mức tăng, điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Về lâu dài, thị trường năng lượng có xu hướng chuyển sang sử dụng các loại năng lượng sạch, có thể tái tạo và đem lại nhiều mặt lợi ích cho xã hội.

Theo đại diện CHINT Global Việt Nam, trong bối cảnh phát triển của ngành năng lượng mới, các phương án, giải pháp giúp tối ưu hiệu suất sử dụng năng lượng, tăng tính an toàn và tuổi thọ cho hệ thống vận hành điện được nhiều doanh nghiệp quan tâm, tìm kiếm.

CHINT Global Việt Nam cũng đã đưa ra những giải pháp năng lượng thông minh nhằm hiện thực hóa tầm nhìn thúc đẩy ngành điện trong nước với các thiết bị điện bảo vệ như MCB, RCCB, RBCO đến AFDD, MCCB, ACB, khi gặp sự cố về điện và các trường hợp khác như ngắn mạch, quá tải, chống dòng rò, chống hiện tượng hồ quang điện trở nên hiệu quả trong ngăn ngừa các sự cố về điện.

Hay thiết bị điện T&D sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ, giúp chuyển đổi từ điện áp cao xuống thành điện áp thấp. Bên cạnh đó, có thể trung chuyển dòng điện lớn sang thành dòng điện nhỏ. Từ đó, có thể cung cấp điện áp, cũng như các loại tín hiệu dòng điện phù hợp nhất, để sử dụng cho thiết bị điều khiển, thiết bị đo và thiết bị bảo vệ.

Tiếp đến, là các loại thiết bị dùng để theo dõi và đo lường như đồng hồ đo điện đa năng, đồng hồ điện tử đo dòng điện,… Các sản phẩm tự động hóa hàng đầu như hệ thống điều khiển phân phối điện, còi, công tắc, rơle, contactor, khởi động mềm, biến tần, bộ lập trình PLC, màn hình công nghiệp HMI.

Cùng với đó, năng lượng mặt trời ngày càng được sản xuất và hoạt động hiệu quả, nhờ vào những thiết bị độc đáo như tấm pin mặt trời, biến tần PV gắn lưới, hệ thống quan trắc (Interweb và Intersensor) và hệ thống thiết bị (tủ điều phối DC, hộp kết nối). Các tấm pin mặt trời được bảo vệ nhờ lớp gương, nhằm ngăn chặn các tác nhân xấu từ môi trường. Để gia tăng sản lượng điện, các doanh nghiệp thường lựa chọn ghép những tấm pin lại với nhau theo diện tích lớn. Thiết bị điện tòa nhà sẽ giúp quy trình vận hành hệ thống cơ điện trở nên trơn tru và dễ dàng hơn. Thông qua đó, các kỹ sư kỹ thuật có thể hiểu rõ hơn về các tính năng, cũng như mạng lưới điện trong tòa nhà khi tiến hành thi công và quá trình lắp đặt trở nên an toàn hơn.

nhiều doanh nghiệp quan tâm giải pháp giúp tối ưu hiệu suất sử dụng năng lượng, tăng tính an toàn và tuổi thọ cho hệ thống vận hành điện
Nhiều doanh nghiệp quan tâm đến giải pháp giúp tối ưu hiệu suất sử dụng năng lượng, tăng tính an toàn và tuổi thọ cho hệ thống vận hành điện

Đánh giá về hệ thống truyền tải và phân phối điện năng tại Việt Nam, ông Khiêu Đức Vinh - Trưởng phòng mảng Cao thế CHINT Global Việt Nam cho biết, hiện nước ta đang sử dụng đường dây truyền tải điện năng 500kV, nhưng nhìn ra thế giới, so sánh với nước láng giềng Trung Quốc đã sử dụng đường dây siêu cao thế 800kV với tổng chiều dài đường dây truyền tải bằng với đường xích đạo của Trái đất. Tại Việt Nam, sau năm 2020, đường dây truyền tải và phân phối điện năng đã dường như quá tải nhưng vì một số lí do khách quan nên chưa thể nâng cấp và đầu tư xây mới.

"Trong lộ trình phát triển sắp tới, nước ta cần có những cơ chế phù hợp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu phân phối điện năng. Đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư khi dự án về truyền tải và phân phối điện đang có dự địa lớn và cần những sản phẩm tốt để có thể tham gia vào đường dây truyền tải điện", ông Vinh nhận định.

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng đã cùng nhau thảo luận, đưa ra những nhận định và giải pháp phát ngành điện toàn diện và bền vững.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết