Tin mới
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Doanh nghiệp khó khăn, ngân hàng vẫn lãi chục ngàn tỷ

Dù kinh tế khó khăn nhưng ngân hàng lãi cả ngàn tỷ đồng trong quý đầu năm. Do đó, nhiềuý kiếnđề nghị ngân hàng cần giảm mạnh lãi suất cho doanh nghiệp và người dân đỡ khổ.

Trong báo cáo tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và hoạt động ngân hàng những tháng đầu năm 2023, mới được gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước đã đề cập “Thực trạng các ngân hàng thương mại đạt lợi nhuận cao trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng, lãi suất ở mức cao”.

Top 10 ngân hàng lợi nhuận cao nhất quý I/2023

Đến thời điểm này, hầu hết ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý I/2023, trong đó vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là lợi nhuận các nhà băng ra sao.

Theo khảo sát của VnBusiness, trong quý I/2023 danh sách các ngân hàng có mặt trong Top 10 lợi nhuận không thay đổi, gồm: Vietcombank, BIDV, MB, VietinBank, Techcombank, ACB, VPBank, SHB, HDBank, VIB. Tuy nhiên thứ hàng đã thay đổi rất nhiều.

-1488-1683129324.jpg

BIDV vươn lên vị trí á quân trong bảng xếp hạng lợi nhuận ngân hàng quý I/2023.

Cụ thể, quý I/2023, Vietcombank giữ vững ngôi đầu về lợi nhuận trước thuế với con số tuyệt đối hơn 11.200 tỷ đồng. Vị trí á quân lợi nhuận ngân hàng năm nay thuộc về BIDV với 6.920 tỷ đồng (lợi nhuận trước thuế) – thay cho VPBank, nhà băng này đã tụt hạng khi chỉ đứng top 10.

Trong khi đó, MB đã tăng một hạng, vươn lên vị trí thứ ba toàn hệ thống về lợi nhuận. Vị trí thứ tư về lợi nhuận năm nay thuộc về VietinBank.

Đáng chú ý, Techcombank – á quân lợi nhuận liên tiếp nhiều năm trước bị lùi xuống vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng lợi nhuận ngân hàng quý I…

Tuy nhiên, xét về độ tăng trưởng, trong top 10 ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất hệ thống thì BIDV là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tốt nhất (lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng gần 53%). VPBank và Techcombank là hai ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận thấp nhất, lần lượt tăng trưởng âm 77% và 17%.

Nhìn chung, trong số 25 ngân hàng đã công bố kết quả tài chính, tất cả các ngân hàng đều có lãi. Tuy vậy, vẫn có 6 ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận âm gồm: Techcombank, VPBank, NCB, LPBank, SeABank, VietABank.

Trước bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước, các ngân hàng báo lãi “khủng”, nhiều doanh nghiệp đề nghị ngân hàng cần giảm mạnh lãi suất cho doanh nghiệp và người dân đỡ khổ.

Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2022 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang gặp phải là tiếp cận tín dụng. Cụ thể, trong năm 2022 tiếp cận tín dụng đã trở thành vấn đề lớn nhất với khoảng 55,6% doanh nghiệp phản ánh, tăng liên tục từ con số 34,8% của năm 2019, 40,7% của năm 2020 và 46,9% của năm 2021.

Rất đáng chú ý, theo VCCI là tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây. Năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, vẫn có 42,9% doanh nghiệp đang có khoản vay từ các ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp đang có khoản vay từ các ngân hàng chỉ còn 35,4% trong năm 2021. Đến năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp đang có khoản vay ngân hàng đã giảm đáng kể xuống con số 17,8%.

Lý giải của Ngân hàng Nhà nước

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông tin về lý do ngân hàng đạt lợi nhuận cao. Cụ thể, chênh lệch thu nhập - chi phí của hệ thống các TCTD có xu hướng tăng trong thời gian qua, cụ thể tăng 10% so với năm 2021. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chênh lệch thu nhập - chi phí thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nên ROA và ROE của hệ thống các TCTD giảm so với năm 2021, đạt mức 1,13% và 14,67% tại thời điểm tháng 12/2022.

Về cơ cấu thu nhập của các TCTD, thu nhập từ hoạt động tín dụng đóng góp chính vào tổng thu nhập của các TCTD (chiếm 79,6% tổng thu nhập). Nguồn thu từ các hoạt động phi tín dụng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ thống các TCTD. Theo đó, tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động phi tín dụng so với tổng thu nhập toàn hệ thống có xu hướng tăng dần trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, lãi phải thu từ hoạt động tín dụng cuối năm 2022 tăng 21,4% so với cuối năm 2021, có thể ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh thực tế của các NHTM trong trường hợp các khoản lãi phải thutừ hoạt động tín dụng không thu được theo kế hoạch.

Đồng thời, các khoản nợ xấu tiềm ẩn vẫn ở mức cao, các TCTD phải thực hiện trích lập dự phòng đối với các khoản nợ cơ cấu theo lộ trình quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-NHNN có thể sẽ làm giảm lợi nhuận tại một số TCTD.

Để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn hiện nay, tại Hội nghị về công tác tín dụng được tổ chức cuối tháng 4, Phó Thống đốc Đào Minh Tú yêu cầu nhiều ngân hàng giải trình là việc giữ lãi suất cho vay ở mức cao trội hơn hẳn so với mức chung. Theo ông, trong khi mặt bằng chung đang ở mức 9-10%, có những ngân hàng để lãi suất cho vay “vống” lên 14%.

Không chỉ việc không hạ lãi suất cho vay về mặt bằng chung, Phó thống đốc còn thấy khó hiểu khi một số ngân hàng huy động thấp mà lại cho vay cao, nới mức chênh lệch lên lớn hơn nhiều thông thường. Có nơi đã giảm lãi suất huy động bình quân từ đầu năm nhưng lại tăng lãi suất cho vay.

Theo đó, Phó thống đốc Đào Minh Tú đã yêu cầu cơ quan thanh tra NHNN phải để mắt với những ngân hàng thế này.

Huyền Anh


Tác giả: Top 10 ngân hàng lợi nhuận cao nhất quý I/2023
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết