Tin mới
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thực thi pháp luật ngành Công Thương

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 03/2022/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch.

Chỉ thị số 03/CT-BCT về việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật và hiệu quả thi hành pháp luật ngành Công Thương nêu rõ, trong thời gian qua, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ngành Công Thương đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo cơ sở bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, chống gian lận thương mại, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần khắc phục. Một số văn bản ban hành/ trình cấp có thẩm quyền chưa đảm bảo tiến độ theo quy định, phải lùi/rút ra khỏi Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hoặc một số Thông tư ban hành chưa phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Hoạt động xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật chưa kết; việc đăng ký kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật chưa được đánh giá kỹ lưỡng dẫn đến tình trạng phải xin rút ra khỏi Kế hoạch đã đăng ký.

Để nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, giải quyết được các hạn chế trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật.

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thực thi pháp luật ngành Công Thương

Ảnh minh họa

Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, quán triệt đến từng cán bộ, công chức đơn vị trong quá trình tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp pháp luật phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định; gắn kết việc xây dựng pháp luật với tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.

Thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật và Thông tư số 08/2021/TT-BCT ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương. Chú trọng việc tổng kết thi hành pháp luật, đánh giá tác động của chính sách để đề xuất việc hoàn thiện pháp luật. Đề xuất xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đặt trong tổng thể của cả hệ thống pháp luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, với chi phí tuân thủ thấp, phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình xây dựng pháp luật, đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ với Vụ Pháp 2 chế trong công tác xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật trong ngành Công Thương.

Đánh giá kỹ lưỡng khả năng về nguồn lực và tính khả thi việc thực hiện trước khi gửi Vụ Pháp chế tổng hợp đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hằng năm của Bộ Công Thương; có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách về Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của đơn vị; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ đã được phê duyệt, tránh tình trạng chậm thực hiện, lùi/ rút ra khỏi Chương trình/ Kế hoạch; báo cáo ngay Lãnh đạo Bộ các trường hợp không bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Thủ trưởng đơn vị và công chức tham mưu phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương và theo quy định của pháp luật đối với các văn bản bị chậm tiến độ và văn bản ban hành có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

Đồng thời, tăng cường năng lực xây dựng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân doanh nghiệp. Chủ động lấy ý kiến chuyên gia, chú trọng đối thoại với doanh nghiệp, người dân về vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật. Tăng cường và chủ động trong việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời phát hiện, xử lý những quy định mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, trái pháp luật. Chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật hằng năm, bảo đảm tính đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không ngừng đổi mới đa dạng phương pháp, cách thức tuyên truyền, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức thi hành pháp luật; tăng cường các giải pháp tổ chức thi hành pháp luật, nghiêm túc trong việc xây dựng, thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hằng năm, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm, kịp thời và hiệu quả ở địa phương.

Xem chi tiết chỉ thị tại đây.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Đang chờ cập nhật