Tin mới
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung tâm Giáo dục An ninh quốc phòng - Đại học Huế: Suất ăn không thiếu!

Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin sinh viên Đại học Huế dự khóa học tại Trung tâm Giáo dục An ninh quốc phòng (Trung tâm ANQP - ĐH Huế) phản ánh khẩu phần ăn sơ sài khiến sinh viên đói. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.

Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Trung tâm ANQP - ĐH Huế cho biết, thực phẩm cung ứng nấu ăn cho sinh viên rất dồi dào, đảm bảo đúng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Do một số sinh viên chưa quen sinh hoạt trong môi trường quân đội nên có những phản ánh chưa đầy đủ, chính xác trên mạng xã hội.

Trung tâm Giáo dục An ninh quốc phòng - Đại học Huế: Suất ăn không thiếu!

Trung tâm Giáo dục An ninh quốc phòng - ĐH Huế

Cần nhìn nhận kỹ mọi việc

Trên trang nhóm có tên "Đại học Ngoại ngữ Huế", một thành viên đã đăng tải nội dung: Nhiều sinh viên K19 hiện đang học quân sự vẫn đang ăn không đủ no. Một bàn 6 người lớn mà chỉ bằng mâm cơm cho học sinh tiểu học.

Ngoài ra, trên trang mạng này cũng nêu: Gà thì toàn xương, mực thì bị ươn, thịt lợn toàn mỡ, 6 người nhưng phần ăn quá ít thậm chí cho ăn với muối vừng còn thừa từ buổi sáng”.

Sau khi xuất hiện thông tin trên, đã có nhiều ý kiến bàn luận về vấn đề này. Một số sinh viên tranh luận: Mong mọi người đừng đẩy câu chuyện đi xa quá, đừng lạm dụng quá. Mọi thứ luôn có mặt tích cực mà mình chưa để ý thôi. Nếu chưa rõ, sinh viên có thể góp ý qua gửi hộp thư, gửi các thầy cô. Trước khi nói, mọi người cũng nên nhìn nhận kỹ càng hơn.

Trung tâm Giáo dục An ninh quốc phòng - Đại học Huế: Suất ăn không thiếu!

Những phản hồi của sinh viên về thông tin bữa ăn không đủ no

Sinh viên Nguyễn Khánh Huyền, trung đội trưởng trung đội 2, đại đội 1, khóa 235, tỏ ra bức xúc: “Em nghĩ, nhiều bạn đã đi quá xa trong việc này. Em thấy mọi người ở trung tâm đang làm tốt công việc và trách nhiệm của mình.

Học ở trung tâm 2 tuần, em và các bạn trong tiểu đội không có ý kiến gì về vấn đề ăn uống hay chế độ khác. Em thấy nhiều bạn phản ánh không đúng. Em cũng nhắc nhở các bạn trong trung đội nếu đã đăng bài hay có những lời lẽ không hay về trung tâm thì các bạn nên xem lại”.

Đồng quan điểm, sinh viên Trần Quỳnh, trung đội 3, đại đội 1, khóa 235, chia sẻ: “Công nhận các thầy cô giảng viên rất dễ gần và nhiệt tình. Em thấy đến giờ ăn mà có bạn chưa tìm được bàn thì các thầy cô sẽ tìm giúp để có chỗ luôn ạ”.

Trung tâm Giáo dục An ninh quốc phòng - Đại học Huế: Suất ăn không thiếu!

Thực đơn bữa ăn được bếp ăn của Trung tâm ANQP - ĐH Huế thay đổi hằng ngày

Một ý kiến khác cũng cho rằng: Sau những chuyện xảy ra có nhiều ý kiến trái chiều đa số mang tính tiêu cực. Lần này mình quyết định nói ý kiến mình gom nhặt được từ rất nhiều bạn khác ở góc nhìn tích cực hơn.

Mình tự hỏi, có phải vì các bạn quá khắt khe, quá kỳ vọng không? Cá nhân mình thấy các thầy giảng viên cũng như các dì nhà bếp luôn cố gắng làm tốt công việc của mình.

Ngay từ đầu, các thầy cũng động viên các bạn viết thư góp ý bữa ăn. Mấy dì ở nhà ăn rất nhiệt tình. Những lúc chúng mình đói xin thêm phần ăn, các dì chỉ chỗ lấy, đôi khi còn cho thêm đồ ăn ở những bàn trống, không có ai ăn.

Nhiều sinh viên học tại Trung tâm ANQP - ĐH Huế đều cùng quan điểm, mạng xã hội là tốt nhưng đừng lạm dụng quá. Trước khi nói, các bạn nên nhìn nhận kỹ mọi việc.

Không có chuyện sinh viên ăn đói

Về vấn đề này, Thượng tá Nguyễn Xuân Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm ANQP - ĐH Huế cho biết: “Không có chuyện sinh viên ăn đói. Chỉ có thể một số bạn chưa hợp khẩu vị vì chưa quen sinh hoạt trong môi trường quân đội. Dù cố gắng nhưng để làm hài lòng khẩu vị của gần 1.600 sinh viên trong khóa học thì rất khó khăn cho nhà bếp.

Thượng tá Nguyễn Xuân Thiện, PGĐ Trung tâm ANQP - ĐH Huế.

Thượng tá Nguyễn Xuân Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm ANQP - ĐH Huế

Nhà bếp của trung tâm luôn trình thực đơn cho lãnh đạo duyệt hàng tuần. Bữa ăn cố định có hai món mặn, canh và rau. Món ăn cá, tôm hay thịt cũng như các thực phẩm khác đều được thay đổi luân phiên. Toàn bộ đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy định khác và luôn lưu mẫu thực phẩm theo quy định.

Trung tâm yêu cầu nhà bếp phải nấu dư 10% cơm so với khẩu phần trung bình. Bữa sáng cũng được thay đổi liên tục sao cho sinh viên không bị nhàm chán như bánh bao, bánh mỳ, bánh chưng, xôi. Các bữa sáng sinh viên đều có sữa uống”.

Chia sẻ về những thông tin trên mạng xã hội, Thượng tá Thiện cho biết: “Sau khi có phản ánh trên mạng xã hội, chúng tôi họp các đại đội để tìm hiểu nguyên nhân thực sự. Một số sinh viên đã xin lỗi lãnh đạo trung tâm về những phản ánh không đầy đủ của mình”.

Một đại diện bếp ăn của Trung tâm ANQP - ĐH Huế thông tin: “Các sinh viên xa nhà nên chưa hợp khẩu vị là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chỉ có vài em nêu ý kiến trên mạng xã hội. Nhóm nhỏ này không thể đại diện cho trên 1.600 sinh viên đang theo học ở trung tâm.

Hơn nữa, định mức của mỗi sinh viên là 25 nghìn đồng mỗi suất ăn trưa và tối. Hàng ngày, chúng tôi đều lưu ảnh mâm cơm của các em. Chính vì vậy, chúng tôi tự tin khẳng đĩnh đã hết lòng vì các sinh viên”.

Trung tâm Giáo dục An ninh quốc phòng - Đại học Huế: Suất ăn không thiếu!

Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm

Quả thật, để chuẩn bị bữa ăn cho 1.600 sinh viên mỗi ngày là cả sự nỗ lực, cố của cán bộ, nhân viên Trung tâm ANQP - ĐH Huế. Trong khi đó, để thỏa mãn khẩu vị của chừng ấy con người quả là bài toán khó không chỉ tại Trung tâm ANQP mà đối với bất kể đơn vị nào.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết