Tin mới
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/6/2024: Mỹ chỉ ra các mục tiêu Ukraine được phép tấn công trong lãnh thổ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/6/2024: Mỹ chỉ ra các mục tiêu Ukraine được phép tấn công trong lãnh thổ Nga khi lo ngại Kiev có thể leo thang xung đột.

Sau các thông tin Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) đã sử dụng vũ khí do Mỹ và phương Tây viện trợ tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga, Điều phối viên Truyền thông Chiến lược Nhà Trắng John Kirby đã chỉ ra các mục tiêu Ukraine được phép tấn công nằm sâu trong đất Nga bằng vũ khí của Mỹ.

“Ukraine đã yêu cầu cấp phép hạn chế để sử dụng vũ khí do Mỹ viện trợ để chống lại các mối đe dọa xuyên biên giới sắp xảy ra. Chúng ta đang nói về các căn cứ quân sự, tuyến phòng thủ, căn cứ hậu cần”, ông John Kirby, Điều phối viên Truyền thông Chiến lược của Nhà Trắng cho biết.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/6/2024: Mỹ chỉ ra các mục tiêu Ukraine được phép tấn công trong lãnh thổ Nga

Mỹ đã giới hạn các mục tiêu Ukraine được phép tấn công trên lãnh thổ Nga. Ảnh: Getty

Trong tuyên bố trước đó hồi đầu tháng 5/2024, ông John Kirby tuyên bố, Mỹ không khuyến khích các cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ Nga và không thúc ép Kiev thực hiện những hành động mạo hiểm như vậy.

Washington hiểu rõ hậu quả khi leo thang xung đột tại Ukraine

Điều phối viên Truyền thông Chiến lược của Nhà Trắng, John Kirby nhấn mạnh, Tổng thống Mỹ Joe Biden hiểu rõ hậu quả của quyết định cho phép Lực lượng vũ trang Ukraine tấn công các mục tiêu ở Nga.

Tổng thống Joe Biden đã xem xét kết quả các kịch bản xung đột có thể xảy ra và hiểu đầy đủ ý nghĩa của yêu cầu và sau đó phê duyệt nó”, ông John Kirby tuyên bố.

Ngày 30/5, tờ New York Times thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden, dưới áp lực từ các cố vấn và đồng minh chủ chốt, đã cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga bằng vũ khí do Mỹ sản xuất.

Còn tờ Washington Post đưa tin, chính quyền Ukraine, trong 90 phút đàm phán, đã thuyết phục được Mỹ cho phép tấn công vào lãnh thổ Nga.

Theo đó, Ukraine không vội đưa ra ý kiến cho đến khi Quốc hội Mỹ phê chuẩn gói viện trợ quân sự mới. Sau cuộc tấn công của Nga ở khu vực Kharkov, Kiev đã không còn gì để mất và nêu vấn đề tấn công lãnh thổ Nga trong hội nghị trực tuyến với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Jake Sullivan. Tổng thống Joe Biden đồng ý đáp ứng yêu cầu của Kiev nhưng yêu cầu đội ngũ cố vấn phải thống nhất mọi điểm và chính thức hóa mọi việc một cách hợp lý và giảm thiểu rủi ro.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/6/2024: Mỹ chỉ ra các mục tiêu Ukraine được phép tấn công trong lãnh thổ Nga

Cuộc chiến leo thang sẽ khiến Nga kiên quyết hơn để phi vũ trang hóa Ukraine. Ảnh: Rian

Tướng Đức cho phép sử dụng hệ thống phòng không Patriot tấn công máy bay Nga

Trong khi đó, lãnh đạo Ủy ban về vấn đề Ukraine của Bộ Quốc phòng Đức, Thiếu tướng Christian Freud tuyên bố cho phép AFU sử dụng hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất để tấn công máy bay Nga.

“Rất có thể hệ thống Patriot giờ đây cũng sẽ được sử dụng ở khu vực Kharkov và nhắm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Chúng có thể được áp dụng trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”, Thiếu tướng Christian Freud tuyên bố.

Vị tướng Đức này bày tỏ tin tưởng phía Ukraine sẽ tuân thủ luật pháp quốc tế và từ chối bình luận về việc liệu vũ khí do Đức cung cấp đã được sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga hay chưa.

Trước đó, phóng viên quân sự Alexander Kots thông tin AFU đã phát động một chiến dịch phản công. Giai đoạn 1 của hoạt động này đang được thực hiện. AFU đã sử dụng nhiều loại vũ khí do phương Tây viện trợ để tấn công vào biên giới Nga. Mục đích chính của Ukraine là ngăn chặn nguồn hậu cần và đà tiến công của Nhóm tác chiến phương Bắc của Nga.

Ukraine đang đùa với lửa

Các nhà phân tích của tờ Business Insider dự đoán quân đội Ukraine sẽ gặp khó khăn sau khi được phép tấn công lãnh thổ Nga. Theo đó, AFU sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu thông tin tình báo để phát hiện và định vị các mục tiêu phía sau tiền tuyến của Nga.

Alexander Liebman, Giáo sư chính trị Nga và Đông Âu tại Đại học Tự do Berlin, đã chỉ ra các vấn đề: “Logic quân sự trong việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ chống lại các mục tiêu của Nga rất đơn giản, nhưng có những hạn chế về mặt cách thức thực hiện và người vận hành chúng”.

Thành viên cấp cao tại chương trình Nga và Á-Âu của Chatham House, Keir Giles, đã đổ lỗi cho Mỹ vì sự chậm trễ trong việc quyết định cho phép AFU sử dụng vũ khí viện trợ tấn công lãnh thổ Nga.

Trong khi đó, ông John Hardy, Phó giám đốc Chương trình Nga tại Quỹ Quốc phòng Đảng Dân chủ, lưu ý rằng các cuộc tấn công bằng tên lửa Storm Shadow và ATACMS do Mỹ cung cấp là không đủ để xoay chuyển tình thế chiến trường theo hướng có lợi cho Ukraine.

Gói viện trợ 100 tỷ USD của NATO vẫn ngoài tầm với của Ukraine

Theo tờ Financial Times, giới chức Ukraine tỏ ra không mấy hào hứng với ý tưởng của NATO về việc cung cấp gói hỗ trợ 100 tỷ USD cho AFU.

Nguồn tin ngoại giao của Financial Times cho biết, số tiền 100 tỷ USD thực tế gấp đôi những gì các thành viên thuộc NATO có thể cung cấp cho Ukraine. Tuy nhiên, Kiev phải chứng minh được hiệu quả chiến đấu trên mặt trận để gói viện trợ này có thể giải ngân.

Một tướng lĩnh Quân đội Italia lưu ý: “Ý định là tốt… Nhưng NATO sẽ bổ sung rất ít cho gói viện trợ dành cho Ukraine”.

Cuối tháng 5/2024, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công bố gói viện trợ mới cho Ukraine. Theo nhà ngoại giao này, NATO đang chuẩn bị một “gói hỗ trợ mạnh mẽ” cho Kiev và sẽ trình bày gói này tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra từ ngày 9 tới 11/7 tới. Ông cũng lưu ý rằng Washington có ý định hành động “có ý thức và hiệu quả” khi hỗ trợ Ukraine.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết