Giá heo hơi hôm nay ngày 21/7/2025: Miền Nam giảm nhẹ, miền Bắc chững giá
Thị trường heo hơi miền Nam tiếp đà giảm nhẹ trong sáng nay, giá khu vực này dao động từ 64.000 - 66.000 đồng/kg. Còn miền Bắc và miền Trung giá đi ngang.
Giá heo hơi miền Bắc 21/7:
Sau nhiều ngày duy trì đà giảm, giá heo hơi hôm nay (ngày 21/7) tại khu vực miền Bắc tạm chững. Hiện tại, các thương lái tại khu vực này thu mua heo hơi với giá từ 63.000 - 64.000 đồng/kg.
Trong đó, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Ninh Bình, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên là những địa phương đang giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Tại những địa phương còn lại trong vùng như Hải Phòng, Hà Nội Bắc Ninh, Quảng Ninh, Tuyên Quang,...giá heo hơi đạt 64.000 đồng/kg.
Biểu đồ giá heo hơi miền Bắc ngày 21/7
Giá heo hơi miền Trung - Tây Nguyên 21/7:
Tương tự khu vực miền Bắc, giá heo hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng đi ngang trong sáng nay. Theo đó, giá heo hơi tại các địa phương trong khu vực này có sự chênh lệch khá lớn, dao động trong khoảng 61.000 - 66.000 đồng/kg.
Cụ thể, Gia Lai là địa phương ghi nhận mức 61.000 đồng/kg, thấp nhất cả nước. Nhỉnh hơn một chút là Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng và Quảng Ngãi với giá heo hơi đạt 62.000 đồng/kg; Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk và Khánh Hoà đạt 63.000 đồng/kg. Lâm Đồng hiện là địa phương có giá heo hơi cao nhất khu vực, đạt 66.000 đồng/kg.

Biểu đồ giá heo hơi miền Trung – Tây Nguyên ngày 21/7
Giá heo hơi miền Nam 21/7:
Thị trường heo hơi phía Nam giảm nhẹ một giá tại Cần Thơ, về mức 65.000 đồng/kg. Giá heo hơi tại khu vực này hiện dao động từ 64.000 - 66.000 đồng/kg.
Sau nhịp điều chỉnh, hiện chỉ còn Đồng Nai, Tây Ninh và Cà Mau giữ giao dịch tại mức 66.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Theo sau đó là TP. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp và Cần Thơ với giá heo hơi đạt 65.000 đồng/kg; An Giang và Vĩnh Long duy trì mức 64.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay ngày 21/7/2025: Miền Nam giảm nhẹ, miền Bắc chững giá
Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết, hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 18 hộ dân, thuộc 11 thôn của 8 xã, phường trên địa bàn tỉnh. Tổng cộng có 210 con lợn với trọng lượng gần 10 tấn đã buộc phải tiêu hủy.
Các ổ dịch chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn sinh học. Nhiều chuồng trại không cách ly khu sinh hoạt, một số hộ còn đặt khu chế biến thực phẩm gần khu vực nuôi lợn, tiềm ẩn nguy cơ lây lan cao.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các trung tâm dịch vụ nông nghiệp, chính quyền địa phương tiến hành lấy mẫu, xét nghiệm và tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh theo đúng quy định.
UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn mắc bệnh, đồng thời ngăn chặn hành vi vứt xác động vật ra môi trường, đặc biệt tại sông, hồ, kênh, mương.