Tin mới
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị nền kinh tế số

Sáng ngày 3/1, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và ngành Công Thương nói riêng diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục có những biến động lớn, khó lường với nhiều cơ hội, thách thức đan xen. Xu hướng phi toàn cầu hóa trỗi dậy, chính sách bảo hộ xuất hiện trở lại ở nhiều nước dưới nhiều hình thức khác nhau.

Thương mại điên tử chiếm 2/3 giá trị nền kinh tế số

Sáng ngày 3/1 đã diễn ra Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Tuy nhiên, đầu tư toàn cầu có xu hướng dịch chuyển mạnh sang lĩnh vực kỹ thuật số, các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực kỹ thuật số đang phát triển nhanh và thay đổi bản chất của đầu tư, thương mại xuyên biên giới.

Trong khi đó, thương mại điện tử vẫn tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng gần gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của thương mại truyền thống trên toàn cầu, đóng góp khoảng 20% vào tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán lẻ vào năm 2024. Đông Nam Á tiếp tục là khu vực có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử và kinh tế số cao nhất thế giới.

Ở trong nước, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử sớm vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Thương mại điên tử chiếm 2/3 giá trị nền kinh tế số

Các đại biểu tham dự hội nghị

Tỷ trọng về thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị của nền kinh tế số Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử, kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng hai con số vững chắc, thuộc Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, tạo động lực phát triển kinh tế số và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử vẫn gặp những khó khăn, vướng mắc như: Kiểm soát người bán trên các nền tảng thương mại điện tử; kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng…

Trước những kết quả đã đạt được, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đặt ra mục tiêu tiếp tục thực hiện hiệu quả, thực chất hơn các chiến lược. Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện cải cách thể chế, chính sách pháp luật về thương mại điện tử thông qua công tác xây dựng Luật chuyên ngành về thương mại điện tử; kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026-2030; tiếp tục phối hợp với các bộ, ban, ngành đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát, thực thi pháp luật trong thương mại điện tử...

Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng công tác cán bộ trong đơn vị, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp…
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết